Giải pháp để khôi phục SX đang là bài toán lớn cho ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương.

Tưới tiết kiệm

Một trong những giải pháp nhằm khắc phục SX hồ tiêu và cà phê sau đợt hạn hán kéo dài là phương pháp tưới tiết kiệm. Đây được xem là đáp án cho hai bài toán “giải khát cho cây trồng” và “tiết kiệm nguồn nước tưới” mang lại hiệu quả cao.

Khác với nhiều vườn tiêu ở khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, vườn tiêu của hộ nông dân Nguyễn Văn Thường (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) mặc dù chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, song vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.

Ông Thường cho biết, năm 2013 ông đã áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt cho 1ha tiêu theo công nghệ Israel. Để tiến hành, ông đặt 2 đường dây dẫn nhỏ song song dọc theo trụ tiêu, chế độ tưới nhỏ từng giọt ngay tại gốc tiêu.

Theo ông, kinh phí đầu tư chỉ mất khoảng 50 triệu đồng nhưng thu lại được rất nhiều lợi ích kinh tế như vừa giúp cây phát triển tốt lại tiết kiệm được nguồn nước tưới. Nhờ độ thẩm thấu cao, cây được giữ ẩm trong thời gian dài, đảm bảo cung cấp nước cho bộ rễ. Đồng thời, qua hệ thống tưới, phân bón được hòa tan và hòa cùng dòng nước đến từng gốc, giảm được công bón phân mà hiệu quả lại cao. Theo đó, cứ mỗi giờ, hệ thống có thể tưới đồng đều được trên 1.000 trụ tiêu, tiết kiệm được nhân công và khoảng 40% lượng nước tưới.

Ông Nguyễn Văn Thường là Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nhơn Hòa. Ông cho biết: “Thị trấn có tổng diện tích hồ tiêu trên 220ha nhưng mới chỉ có 2 mô hình tưới tiết kiệm. Điều này cho thấy, bà con vẫn còn chưa mặn mà với phương pháp tưới tiên tiến này”.

Ông Trịnh Quốc Việt, GĐ Trung tâm Khuyến nông Gia Lai cho biết: “Năm 2012, trung tâm đã thực hiện mô hình tưới nhỏ giọt trên 5ha cây trồng. Sau đó, nhân dân áp dụng tự lắp đặt hệ thống tưới này cho 500ha hồ tiêu; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng đã lắp đặt cho 300 - 400ha cỏ. Thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục lắp đặt hệ thống tưới cho 6ha hồ tiêu là các mô hình tại huyện Mang Yang từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia”.

Ảnh hưởng năng suất

Ông Lê Trung Nguyên, GĐ Cty Cà phê 706 (xã IaYok, huyện Ia Grai) cho biết: “Đợt nắng nóng vừa qua, toàn bộ diện tích cà phê Cty đang chăm sóc đều bị ảnh hưởng. Cà phê không chết nhưng ảnh hưởng đến năng suất trung bình 15 - 20%, cao nhất là 30 - 40%”.

Cty Cà phê 706 có tổng diện tích 700ha cà phê quốc doanh cùng 400ha cà phê nông hộ trên địa bàn 2 huyện Ia Grai và Chư Păh. Mùa khô năm nay, hầu hết cây cà phê chỉ bị rụng lá, khô quả, kèm với gió mạnh làm gãy cành.

Hiện tượng trên tuy có ảnh hưởng đến năng suất nhưng mức độ không nhiều nếu được đầu tư chăm sóc tốt trong những tháng mùa mưa. Ở những vườn thiếu cây che bóng mát cần trồng bổ sung kịp thời vào đầu mùa mưa.

Một giải pháp khác khôi phục SX cà phê đối với diện tích đã già cỗi là tái canh. Cà phê của Cty Cà phê 706 đã được trồng từ hơn 30 năm về trước, đến năm 2009, Cty bắt đầu tái canh những diện tích già cỗi, năng suất thấp. Đến nay đã có 320ha cà phê được tái canh, trong số đó có 100ha đã đưa vào thu hoạch. Năm 2015, Cty thực hiện trồng mới 50ha cà phê, đồng thời cải tạo 50ha đất để chuẩn bị cho năm sau xuống giống.

10-22-15_nho-co-bien-php-chm-bon-hop-ly-nen-vuon-c-phe-cu-cty-c-phe-706-vn-pht-trien-tot-su-con-di-hn
Vườn cà phê của Cty cà phê 706 phát triển tốt sau đại hạn

“Thời gian nắng nóng vừa qua, để khắc phục nguồn nước chống hạn cho cây cà phê, Cty đã khuyến khích nhân dân đào giếng, kéo điện từ các trạm biến áp để phục vụ tưới, đồng thời hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chăm sóc cây trong đợt hạn hán. Như vậy đã phần nào giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết lên năng suất và chất lượng cây trồng cho đợt thu hoạch sau”, ông Nguyên cho hay.

Để khôi phục lại SX cà phê, hồ tiêu sau hạn hán, mới đây tại tỉnh Gia Lai đã tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề "Giải pháp khôi phục SX cà phê, hồ tiêu sau hạn hán kéo dài khu vực Tây Nguyên". Tại đây, các chuyên gia đã hướng dẫn người dân dùng các giống cà phê vối chọn lọc đã được công nhận như TR4, TR 5… để ghép cải tạo vườn cà phê. Những vườn cà phê cưa, đốn cây để phục hồi cần áp dụng biện pháp tạo hình, bón phân, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh theo quy trình đã khuyến cáo.

Đối với cây hồ tiêu trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cần che lưới cản sáng, giảm thoát hơi nước, tủ gốc giữ ẩm, kiểm tra sâu bệnh gây hại phát sinh để có biện pháp phòng trừ. Với những diện tích kinh doanh cần cắt cành, tạo tán kịp thời. Riêng những trường hợp hồ tiêu bị chết và mất trắng không chủ động được nước tưới cần chuyển sang cây trồng khác…

Bảng giá phân bón

Nhãn hiệu Giá
NPK 17-7-17-6s+Bo+Zn+TE Liên hệ
NPK 16-8-23+Bo+Zn+TE Liên hệ
Lúa 3: 20-0-20 +TE Liên hệ
Lúa 2: 20-16-6 + TE Liên hệ
Lúa 1: 20-15-7 Liên hệ
HI-End NPK 17-17-17+TE Liên hệ
HI-End NPK 16-16-8-6S+TE Liên hệ
Kali Silic 25 – 30 SiO2 Liên hệ

Thành tích

Hình ảnh nhà máy