Vì vậy, chân ruộng cao, chân vàn nông dân mở rộng diện tích cấy mạ nền (mạ sân) vừa tiết kiệm hạt giống và công làm mạ, năng suất cao hơn so với cấy mạ dược.

Các địa phương xây dựng nông thôn mới thực hiện dồn ô đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng nên diện tích dược mạ không còn hoặc còn rất ít. Mặt khác, lúa đông xuân năm nay gặt muộn nên làm mạ cho lúa mùa sẽ gặp khó khăn.

Sau đây xin giới thiệu biện pháp kỹ thuật làm mạ nền đối với các giống có thời gian sinh trưởng trên 100 ngày, để kéo dài tuổi mạ khắc phục làm đất không kịp thời hoặc cấy chân vàn thấp, sau cấy lúa bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm và cho năng suất cao, hiện tượng mạ thiếu dinh dưỡng ít xảy ra. Tuổi mạ tùy theo thời gian sinh trưởng, có thể từ 15 - 25 ngày, bảo đảm thời gian từ cấy đến bước vào làm đòng 25 ngày trở lên, bón thúc đẻ nhánh sau cấy 3 - 5 ngày.

Kỹ thuật ngâm ủ và lượng thóc giống vẫn áp dụng như làm mạ nền thông thường.

1. Chọn nơi gieo mạ: Đất vườn quang thoáng, bờ lô, bờ thửa, tốt nhất là gieo trên luống rau màu đã thu hoạch, mạ sinh trưởng phát triển không kém gì mạ dược.

2. Diện tích gieo mạ cho 1 sào lúa cấy: 5 - 6m2.

3. Chuẩn bị nền gieo và gieo mầm: Nền gieo mạ được cuốc, xới nông tối thiểu 5cm để mạ có đủ dinh dưỡng kéo dài tuổi mạ, làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, rắc một lớp trấu mỏng đã hoai mục rồi tưới đẫm nước, sau đó trải hỗn hợp dày 1,5cm gồm đất bột hoặc bùn trộn với trấu mục, phân tổng hợp NPK 5-10-3 với lượng 50g cho 1m2 nền. Gieo mầm 2 - 3 lần cho đều, phủ một lớp đất bột mỏng, tưới nước đủ ẩm. Nếu gieo trên luống cây rau màu đất tốt có thể không bón phân tổng hợp.

4. Chăm sóc mạ: Phủ rơm rạ luống mạ để hạn chế ảnh hưởng của nắng nóng, mưa lớn sau 2 đêm thì mở hoặc che phủ bằng lưới nilon đen kết hợp khum. Thường xuyên tưới ẩm cho mạ. Khi mạ có biểu hiện thiếu dinh dưỡng tưới loãng nước bùn với phân lân hoặc phân tổng hợp NPK 5-10-3.

Để bảo vệ lúa sau cấy, trước khi nhổ mạ 3 - 4 ngày, phun phòng trừ bệnh khô vằn và sâu hại bằng thuốc nội hấp, lưu dẫn có hiệu lực kéo dài.

Tưới đẫm nước để đất nền mạ ngấm kỹ trước khi nhổ. Trường hợp mặt nền là bùn, dùng dụng cụ như dao… cắt đứt rễ mạ dưới lớp trấu tiếp giáp với nền, có thể chuyển mạ ra ruộng để qua đêm, để dễ ra dảnh khi cấy. Trường hợp nền gieo là đất bột thì nhổ mạ, rũ sạch đất.

Bảng giá phân bón

Nhãn hiệu Giá
NPK 17-7-17-6s+Bo+Zn+TE Liên hệ
NPK 16-8-23+Bo+Zn+TE Liên hệ
Lúa 3: 20-0-20 +TE Liên hệ
Lúa 2: 20-16-6 + TE Liên hệ
Lúa 1: 20-15-7 Liên hệ
HI-End NPK 17-17-17+TE Liên hệ
HI-End NPK 16-16-8-6S+TE Liên hệ
Kali Silic 25 – 30 SiO2 Liên hệ

Thành tích

Hình ảnh nhà máy